Cách tính cán cân thương mại & Vai trò đối với các doanh nghiệp

Hướng dẫn cách tính cán cân thương mại

Bạn có biết cách tính cán cân thương mại không? Đây là một chỉ số thuộc nhánh tài khoản vãng lai trong cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại phản ánh tình trạng xuất nhập khẩu của một quốc gia trong khoảng thời gian nhất định ở mức ổn định hay bất ổn.

Cách tính cán cân thương mại xuất hiện để các quốc gia có thể tính toán và cân bằng các chỉ số kinh tế vĩ mô để đề xuất và đưa ra các chiến lược kinh tế chính trị có lợi cho nước nhà. Cùng Minh Tùng Funzyx tìm hiểu về chỉ số quan trọng này nhé!

Cán cân thương mại là gì?

Khái niệm cán cân thương mại
Khái niệm cán cân thương mại

Cán cân thương mại thể hiện giá trị chênh lệch giữa xuất nhập khẩu của một quốc gia trong khoảng thời gian nhất định. Chỉ số cán cân thương mại thể hiện tình trạng hiện tại quốc gia đó xuất siêu hay nhập siêu để những người đứng đầu bộ máy nhà nước có thể tìm ra nguyên nhân và đề ra cách khắc phục.

Các doanh nghiệp, nhà nước gọi chỉ số cán cân thương mại gọi là ” Xuất khẩu ròng”, hoặc cũng có thể là ” Thặng dư thương mại”. Nếu như cán cân thương mại mà có thặng dư, xuất khẩu ròng/ thặng dư sẽ >0. Ngược lại, khi thâm hụt cán cân thương mại, xuất khẩu ròng sẽ < 0, tức là mang giá trị âm. Điều này được gọi là thâm hụt thương mại.

Cán cân thương mại thặng dư hay thâm hụt là vấn đề được quan tâm tại bất kỳ quốc gia nào. Tùy theo từng thời kỳ mà thặng dư hay thâm hụt cán cân thương mại có lợi ích hoặc tác hại khác nhau.

Thặng dư cán cân thương mại

Tình trạng của cán cân thương mại
Tình trạng của cán cân thương mại

Thặng dư cán cân thương mại là tình trạng xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu. Tình trạng thặng dư cán cân thương mại giúp tăng trưởng kinh tế. Khi tổng sản phẩm quốc nội GDP tăng thì sẽ kích thích sản xuất và tăng cơ hội việc làm cho người lao động.

Xuất khẩu nhiều đồng nghĩa với việc tăng năng suất lao động, năng suất lao động tăng thì lương tăng, lương tăng thì tiêu dùng tăng, tiêu dùng tăng thì càng kích thích sản xuất giúp phát triển kinh tế đến một thời gian nhất định.

Thặng dư thương mại xuất hiện khi cán cân thương mại nghiêng về phía xuất khẩu, điều này đồng nghĩa với việc nhà nước phải tăng tỷ lệ giao dịch bằng các đồng ngoại hối. Khi tỷ lệ các đồng ngoại tệ tăng nhiều thì giá ngoại tệ sẽ giảm làm đồng nội tệ có giá hơn trên thị trường tiền tệ quốc tế.

Thâm hụt cán cân thương mại

Ngược lại thì thâm hụt cán cân thương mại là tình trạng nhập khẩu cao hơn xuất khẩu. Điều này đồng nghĩa với việc khả năng sản xuất kém nên mới phải nhập khẩu. Khi khả năng sản xuất giảm thì người lao động không nhận được lương cao dẫn đến giảm tiêu dùng.

Người lao động giảm tiêu dùng thì nhu cầu về cuộc sống không còn cao nữa sẽ không kích thích được năng lực sản xuất lao động từ đó gây suy giảm kinh tế.

Và việc nhập khẩu nhiều cũng làm giá trị đồng nội tệ giảm và mất giá trên thị trường ngoại hối cũng như ảnh hưởng tới lãi suất trong nước. Khi giá nội tệ giảm hơn so với ngoại tệ, ngân hàng sẽ nâng mức lãi suất lên để hạn chế tiêu dùng nhiều.

Lãi suất cao sẽ khuyến khích được người dân đầu tư và tiết kiệm nhiều hơn từ đó làm chậm quá trình tăng trưởng lạm phát của nền kinh tế.

Hướng dẫn cách tính cán cân thương mại

Cách tính cán cân thương mại
Cách tính cán cân thương mại

Thương mại là hoạt động trao đổi buôn bán giữa các quốc gia với nhau để tạo ra nhiều giá trị về kinh tế, chính trị, văn hóa, công nghệ,… Do đó cán cân thương mại là một chỉ số vĩ mô quan trọng trong nền kinh tế và cách tính cán cân thương mại ra đời để cân bằng được hoạt động thương mại.

(1) Cách tính cơ bản đơn giản nhất là:

Cán cân thương mại = Giá trị xuất khẩu – Giá trị nhập khẩu

*Lưu ý: Giá trị xuất khẩu là những sản phẩm, hàng hóa trong nước được xuất ra nước ngoài bán. Còn giá trị nhập khẩu là những sản phẩm, hàng hóa từ nước ngoài được đưa về một quốc gia nào đó và được thực hiện mua bán, trao đổi để tạo ra giá trị sản phẩm.

(2) Bên cạnh đó, cán cân thương mại còn được tính ra GDP với công thức như sau:

GDP = C + I + G + NX → NX = GDP – (C + I + G)

Từ công thức trên:

  • GDP: Đó là tổng sản phẩm quốc nội
  • C: Được gọi là giá trị tiêu dùng
  • I: là chỉ số giá trị đầu tư
  • G: Chi tiêu mà chính phủ đã sử dụng
  • NX: Chính là chỉ số cán cân thương mại

Ý nghĩa cán cân thương mại thể hiện:

  • Nếu NX = 0: Cán cân thương mại cân bằng. Đây là điều kiện lý tưởng của một quốc gia khi tỷ lệ xuất bằng tỷ lệ nhập.
  • Nếu NX > 0: Cán cân thương mại thặng dư. Đây là tình trạng số lượng hàng hóa sản xuất trong nước xuất khẩu đi nước ngoài nhiều hơn so với số lượng hàng hóa từ nước ngoài nhập về
  • Nếu NX < 0: Cán cân thương mại thâm hụt. Đây là tình trạng số lượng hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài nhiều hơn so với số lượng hàng hóa được xuất đi trong nước.

Cán cân thương mại hỗ trợ gì trong nền kinh tế?

Vai trò của cán cân thương mại trong kinh tế
Vai trò của cán cân thương mại trong kinh tế

Cán cân thương mại là chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng phản ánh sự phát triển của một nền kinh tế. Cán cân thương mại phản ánh dòng ngân lưu của một quốc gia từ đó đánh giá được sự ổn định và hỗ trợ cho nền kinh tế.

Thay đổi tỷ giá hối đoái

Hoạt động thương mại trong cán cân thương mại phản ánh dòng tiền ra vào tại một quốc gia của một nền kinh tế. Nên cán cân thương mại ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ giá hối đoái của quốc gia đó. Dựa vào tình hình cán cân thặng dư hay thâm hụt mà tỷ giá đồng tiền của quốc gia đó sẽ tăng hay giảm so với các đồng tiền ngoại tệ khác.

Là bức tranh phản ánh tình hình kinh tế vĩ mô

Cán cân thương mại thể hiện vòng xoay tiền tệ liên quan đến sự phát triển của nền kinh tế. Một quốc gia với tỷ lệ xuất khẩu cao hơn nhập khẩu hay cán cân thương mại thặng dư phản ánh được sức mạnh sản xuất của quốc gia đó. Còn với sức sản xuất thấp thì dẫn đến tình trạng phải nhập nhiều đều phục vụ đời sống nhân dân hay tình trạng cán cân thương mại thâm hụt.

Với một quốc gia tự sản xuất tốt thì sẽ thu hút ngân sách từ các nguồn đầu tư nước ngoài. Nguồn vốn FDI đầu tư vào một nước giúp nền kinh tế nước đó phát triển và bước vào con đường hội nhập công nghệ, kinh tế, chính trị nhanh hơn.

Thể hiện các chỉ số về tiền tệ của một quốc gia

Chỉ số cán cân thương mại để làm gì?
Chỉ số cán cân thương mại để làm gì?

Cán cân thương mại phản ánh qua GDP là bức tranh về các chỉ số tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm của một quốc gia. Thông qua chỉ số GDP, cán cân thương mại phản ánh chân thật nhất về tình trạng tài chính của người dân hiện tại diễn ra trong một quốc gia tại một thời điểm xác định.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại

Dựa vào cách tính cán cân thương mại có thể thấy, chỉ số kinh tế vĩ mô này có thể được dự đoán theo nhiều cách nên cũng sẽ có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cán cân.

Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu

Kim ngạch xuất nhập khẩu là những yếu tố tiên quyết đầu tiêu khi nói đến tầm ảnh hưởng đến cán cân thương mại. Yếu tố về xuất khẩu là chỉ số biến thiên do phụ thuộc vào tình hình kinh tế xuất nhập khẩu nước bạn.

Trong đó, yếu tố về nhập khẩu được quy định sự chênh lệch tương đối giữa giá cả trong nước và ngoài nước. Khi giá nhập khẩu hàng hóa nước ngoài tăng so với trong nước thì giá nhập khẩu sẽ tăng lên.

Tỷ giá hối đoái

Yếu tố ảnh hưởng cán cân thương mại
Yếu tố ảnh hưởng cán cân thương mại

Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số cán cân thương mại. Tỷ giá hối đoái tăng là người dân cảm thấy giá cả hàng hóa nhập khẩu rẻ hơn so với giá cả hàng hóa trong nước làm kích nhu cầu mua hàng ngoại nhiều hơn từ đó gây ra tình trạng xuất siêu là thâm hụt cán cân thương mại và ngược lại.

Chính sách thương mại và phát triển

Chính sách thương mại là hoạt động được vạch ra và điều hành bởi chính phủ để điều hành và quản lý nền kinh tế đất nước. Chính sách được vạch ra dựa vào nhiều yếu tố về nhiều mặt kinh tế chính trị và các chiến lược phát triển lâu dài của quốc gia.

Hàng rào thuế quan

Thuế quan là một loại chi phí bắt buộc cho những hàng hóa xuất nhập khẩu thông quan. Mục đích chính của việc xây dựng hàng rào thuế quan để ổn định nguồn thu của ngân sách nhà nước và cân bằng giữa sản xuất trong và ngoài nước.

Để cải thiện cán cân thương mại, hàng rào thuế thông quan vẫn được áp dụng tại các nước đang phát triển nhằm bảo vệ nguồn tiêu dùng các sản phẩm trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hóa tiêu dùng nước ngoài. Giúp điều tiết tốt tiêu dùng giữa hàng hóa xuất nhập khẩu với nhau.

Các rào cản phi thuế quan

Hàng rào phi thuế quan
Hàng rào phi thuế quan

Việc xây dựng hàng rào phi thuế quan giúp hạn chế hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài vào trong nước nhằm kích thích sản xuất và tiêu dùng trong nước. Năng suất lao động cao tạo ra nhiều sản phẩm kích thích tiêu dùng trong nước thì nền kinh tế mới phát triển. Một số rào cản thuế quan thường được áp dụng

Hạn ngạch xuất nhập khẩu

Hạn ngạch xuất nhập khẩu là công cụ để nhà nước hạn chế, kiểm soát khối lượng, giá trị và số lượng hàng hóa được xuất nhập ra hoặc về lãnh thổ Việt Nam. Việc áp dụng thuế xuất nhập khẩu làm cho giá trị của hàng hóa bị đội lên bởi giá trị của kim ngạch xuất nhập khẩu.

Các chính sách của nhà nước

Những quy định về kỹ thuật và chính sách vệ sinh an toàn, kỹ thuật,… ngoài mục đích đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng từ các yêu cầu về nhãn mác, xuất xứ, thương hiệu, thì đây cũng là một trong những công cụ để hạn chế sự chênh lệch của cán cân thương mại.

Nhưng vẫn có những quy định về trợ cấp thuế quan để kích thích xuất nhập khẩu của một quốc gia. Trợ cấp xuất khẩu nhằm khuyến khích nước ngoài nhập hàng của mình còn trợ cấp nhập khẩu thường là những hàng hóa về mặt y khoa để lưu trữ phục vụ khoa học trị liệu.

Thực trạng cán cân thương mại Việt Nam hiện nay 

Tình trạng cán cân thương mại Việt Nam năm 2022 ở trạng thái nhập siêu. Mặc dù tỷ lệ sản xuất cao nhưng tỷ lệ xuất khẩu vẫn cần cải thiện thêm.

Các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng suất sản xuất

Thực trạng cán cân thương mại hiện nay
Thực trạng cán cân thương mại hiện nay

Tỷ lệ xuất khẩu hàng hóa trong nước có mức tăng so với cùng kỳ năm ngoái nhưng kim ngạch xuất khẩu còn thấp và có sự giảm nhẹ so với những tháng đầu năm. Nhưng nhìn chung, các doanh nghiệp trong nước đều đang cố gắng gia tăng sản xuất, nối lại chuỗi cung ứng để kích thích tiêu dùng.

Tăng cường nhập khẩu hàng hóa hỗ trợ sản xuất trong nước

Hoạt động xuất khẩu Việt Nam tiếp tục tăng khi kim ngạch xuất khẩu của rổ hàng hoá chung tăng và làm tăng tổng kim ngạch chung của từng hàng hóa. Về cơ cấu, mặt hàng xuất khẩu được sử dụng nhiều hơn so với mặt hàng nhập khẩu với những sản phẩm thông dụng như đi siêu thị.

Dự đoán hoạt động xuất khẩu khởi sắc

Theo dự báo tiếp theo thì nền kinh tế của Việt Nam đang khởi sắc nhưng nhà nước vẫn đang thực hiện những chiến lược kiểm soát hoạt động sản xuất để ổn định nền kinh tế. Những thủ tục hành chính, các giấy tờ liên quan.

Cán cân thương mại đóng vai trò thiết yếu để tạo lập nền kinh tế và cách tính cán cân thương mại chính xác giúp bộ máy nhà nước điều chỉnh phù hợp cách chính sách để đưa đất nước phát triển đi lên. Theo dõi Funzyx để biết thêm về cách tính các chỉ số khác trong kinh tế vi mô nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *