Chính sách tiền tệ mở rộng là gì? Công cụ & vai trò đối với kinh tế

Chính sách tiền tệ mở rộng là gì? Ví dụ

Chính sách tiền tệ mở rộng là một biện pháp giúp nhà nước quản lý dòng tiền. Cái mà duy trì sự phát triển toàn bộ nền kinh tế của 1 quốc gia. Vậy bạn đã nắm rõ các định nghĩa về chính sách này chưa?

Nếu chưa thì ngay sau đây, bạn hãy cùng Funzyx tìm hiểu về chính sách mở rộng này nhé. Chúng tôi tin rằng các dữ liệu bên dưới sẽ giúp bạn có được những kiến thức vô cùng quan trọng. Khi bạn có ý định gửi hoặc vay tiền ở một ngân hàng nào đó.

Tìm hiểu chung về chính sách tiền tệ mở rộng

Chính sách tiền tệ là gì?
Chính sách tiền tệ là gì?

Chính sách tiền tệ là việc nhà nước tác động trực tiếp làm thay đổi cung, cầu của nguồn tiền. Đây có thể là các chính sách kinh tế vĩ mô mở rộng, hoặc thắt chặt để tạo nên một nền kinh tế ổn định. Không phải cứ mở rộng, giảm lãi suất cho vay hay đẩy nguồn tiền lớn vào thị trường là phát triển kinh tế. Cũng không phải luôn luôn thắt chặt, là kiểm soát được kinh tế.

Vậy, chúng ta cần làm gì? hãy tìm hiểu về loại chính sách tiền tệ mở rộng trong bài viết này nhé.

Chính sách tiền tệ mở rộng hay còn gọi là chính sách mở rộng, chính sách nới lỏng. Nó được coi là một công cụ kinh tế vĩ mô giúp ngân hàng trung ương tăng cung tiền bơm vào thị trường. Kéo theo đó giúp lãi suất hàng hóa giảm. Khiến cho các doanh nghiệp có xu hướng vay nhiều hơn để đầu tư và người dân thì mua sắm.

Điều này sẽ làm cho USD cũng như nền kinh tế của đất nước phát triển. Nhiều cơ hội việc và tỷ lệ thất cũng sẽ giảm đi đáng kể. Do đó, ngân hàng trung ương thường sử dụng chính sách này khi nền kinh tế đang trong bước đà suy thoái.

Ngoài chính sách mở rộng trên, các ngân hàng trung ương còn sử dụng 1 loại chính sách mở rộng nữa. Tên của nó là chính sách tài khóa. Nhưng Funzyx tại đây sẽ chỉ giải thích các nội dung chính về chính sách giúp tiền tệ được mở rộng. Nhằm giúp bạn tập trung và hiểu sâu hơn về nó.

Cách hoạt động của chính sách tiền tệ mở rộng như thế nào?

Hoạt động chính sách tiền tệ mở rộng
Hoạt động chính sách tiền tệ mở rộng

Như các bạn đọc ở trên về định nghĩa của loại chính sách này. Nhà nước sẽ điều khiển nguồn tiền bằng cách mở tốc độ cung tiền nhanh hơn bình thường. Kết hợp với việc giảm lãi suất trong thời gian ngắn.

Như vậy chính sách có thể tăng lượng cung tiền vào thị trường để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Ngoài ra còn giúp nhà nước kiểm soát được các giai đoạn tăng trưởng của nền kinh tế.

Tuy nhiên, bên cạnh các lợi ích giúp đất nước phát triển và hỗ trợ nhà nước trong quá trình quản lý. Chính sách tiền tệ mở rộng các rủi ro vô cùng lớn mang tính kinh tế vĩ mô. Bởi vì đây là một chính sách đóng vai trò rất quan trọng. Đặc biệt là đối với ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại và cả nhân dân.

Hậu quả khi sai sót trong việc áp dụng chính sách có thể làm đất nước bị lạm phát. Hoặc tuột dốc không phanh do trước đó đã đạt đến sự phát triển cực đại. Nhưng không có nền tảng để thích ứng.

Ảnh hưởng của chính sách mở rộng trên thực tế

Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ mở rộng
Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ mở rộng

Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách chính sách mở rộng hoạt động trong đời sống. Sau đây Funzyx sẽ cho bạn thấy cách mà chính này được áp dụng trong thực tế.

Bản chất của chính sách mở rộng với tiền tệ là giúp nền kinh tế tăng trưởng. Bằng việc tăng tính thanh khoản hay còn gọi là tăng lượng cung tiền. Từ đó tạo điều kiện vay giúp các tập đoàn, cá nhân sử dụng các nguồn vay này.  Để thực hiện đầu tư lớn hơn và tiêu dùng sản phẩm.

Cụ thể hơn, nhà nước sẽ giảm đi phần tỷ lệ dự trữ bắt buộc, giảm tỷ lệ chiết khấu. Và tăng cường cả việc mua chứng khoán, phát hành, bán trái phiếu nhà nước.

Kết quả hiển nhiên của 3 hành động sẽ dẫn đến đó là. Số lượng vốn vay của các ngân hàng, doanh nghiệp sẽ tăng lên. Nhu cầu tiêu dùng cũng sẽ nhảy vọt vì giá thành sản phẩm lúc này sẽ rất rẻ. Lượng tiền ngân hàng thương mại cho người dân vay cũng sẽ tăng lên vì tỷ lệ chiết khấu giảm.

Và ngoài ra bằng cách tham gia vào các thị trường khác như chứng khoán. Hay tạo ra và cổ động nhân nhân mua trái phiếu nhà nước. Cũng là các hành động góp phần giúp nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn trong thực tiễn.

Công cụ hỗ trợ quản lý dòng tiền tệ của nhà nước

Công cụ hỗ trợ quản lý tiền tệ nhà nước
Công cụ hỗ trợ quản lý tiền tệ nhà nước

Để thành công áp dụng chính sách trên, ngân hàng trung ương cần điều khiển lượng tiền nhập. Bạn đã từng thắc mắc tại sao nhà nước lại kiểm soát thành công được điều này chưa? Dưới đây Funzyx sẽ cung cấp các thông tin về 3 công cụ. Được dùng để hỗ trợ ngân hàng trung ương quản lý dòng tiền.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Đây là một quy định về tỷ lệ giữa số tiền giữ lại và số tiền được đem đi cho vay. Nó được ngân hàng trung ương thiết lập ra và áp dụng với các ngân hàng thương mại trên cả nước. Để đảm bảo được tính thanh khoản của ngân hàng đó khi cần.

Ví dụ cụ thể: Khi bạn đi gửi vào các ngân hàng thương mại số tiền 5 triệu đồng. Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc lúc đó là 20%. Thì ngân hàng bạn gửi chỉ được phép cho người khác vay 4 triệu. Và bắt buộc phải giữ lại 20% của 5 triệu là 1 triệu.

Do vậy, bằng cách điều chỉnh tăng hoặc giảm tỷ lệ dự trữ. Ngân hàng trung ương có thể điều khiển được mức tiền mà ngân hàng thương mại có thể cho vay. Từ đó có thể kiểm soát được dòng chảy tiền tệ khắp cả nước.

Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là gì?
Tỷ giá hối đoái là gì?

Tỷ giá hối đoái chính là mối liên quan giữa đồng tiền trong nước và ngoài nước. Thường, chúng ta sẽ dùng phép chia để nói về một tỷ giá nào đó.

Ví dụ: Nếu đâu đó xuất hiện tỷ giá USD/VND = 24.770. Tức là nếu ta có 1 USD sẽ đổi được 24.770 VNĐ. Về cơ bản, công cụ này ít được áp dụng, bởi hầu như nó chỉ thay đổi về một phía, không thay đổi lượng cung của tiền. Tuy nhiên, nó lại rất quan trọng trong việc đặt ra các chính sách.

Các ngân hàng, sẽ chỉnh tỷ giá hối đoái(thực chất là chỉ thay đổi của nước mình). Từ đó, lượng cung/giảm tiền bằng ngoại tệ cũng bị kéo theo.

  • Tăng cung ngoại tệ: Các ngân hàng mua vào giấy tờ có giá trị từ các ngân hàng thương mại trên thị trường bằng mở ngoại tệ.
  • Giảm cung ngoại tệ: Ngược lại, bán ra cho các ngân hàng thương mại quốc tế và thu về ngoại tệ.

Lãi suất chiết khấu

Lãi suất chiết khấu được hiểu là phần tiền lãi mà ngân hàng nhà nước tính trên các khoản vay. Thường là được áp dụng với các ngân hàng thương mại.

Nhằm mục đích để họ có thể xử lý các nhu cầu về tiền mặt trong thời gian ngắn hạn. Hoặc các trường hợp đột xuất diễn ra cần tiền nhưng họ không đủ tiền lúc bấy giờ.

*Ví dụ: Khi có một khách hàng đến vay một số tiền mặt quá lớn. Nhưng ngân hàng thương mại lúc đó không đủ tiền. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách. Ngân hàng này sẽ mượn vay ngân hàng trung ương với một khoảng lãi suất là 2%. Rồi sau đó cho người khách vay tiền với lãi suất là 4%.

Khoảng chênh lệch giữa 4% và 2% ngân hàng thương mại sẽ lấy lời. Do đó lãi suất chiết khấu cũng góp phần đáng kể vào việc điều tiết lượng tiền của nền kinh tế.

Hạn mức tín dụng

Hạn mức tín dụng chính là mức dư nợ ” TỐI ĐA” của các ngân hàng thương mại chấp hành khi cấp các tính dụng kinh tế từ ngân hàng nhà nước quy định.

  • Nếu ngân hàng nhà nước điều chỉnh thông số này tăng => Cung tiền tăng.
  • Nếu ngân hàng nhà nước điều chỉnh giảm hạn mức tín dụng => Cung tiền giảm.

Nghiệp vụ thị trường mở

Quản lý dòng tiền từ thị trường mở
Quản lý dòng tiền từ thị trường mở

Đây là việc các ngân hàng nhà nước mua/bán chứng khoán trên thị trường mở. Từ đó, các ngân hàng thương mại cũng bị ảnh hưởng vào lượng dự trữ. Và như vậy, việc cung ứng tín dụng cũng thay đổi và lượng cung tiền thay đổi theo.

  • Ngân hàng nhà nước MUA chứng khoán => Thị trường thương mại có thêm tiền => Cung tiền kinh tế tăng.
  • Ngân hàng nhà nước BÁN chứng khoán => Thị trường thương mại giảm dự trữ => Cung tiền kinh tế giảm.

Trái phiếu chính phủ – Tái cấp vốn

Đây là một loại trái phiếu được ngân hàng nhà nước đảm bảo nên nó rất an toàn. Loại trái phiếu này sẽ được sử dụng trong trường hợp nền kinh tế phát triển quá nhanh. Nhà nước sẽ khuyến khích người dân mua nó. Từ đó khiến cho lãi suất tiền mặt tăng và tốc độ phát triển sẽ giảm.

Nên sử dụng chính sách như thế nào?

Ví dụ về chính sách mở rộng tiền tệ
Ví dụ về chính sách mở rộng tiền tệ

Từ các vai trò và ảnh hưởng to lớn của chính sách tiền tệ mở rộng ở trên. Nên nó chỉ được dùng khi nền kinh tế đang đi xuống. Và trước khi áp dụng nó, các nhà kinh tế học cũng như chính trị gia đều phải thảo luận rất kỹ.

Nhằm mục đích tìm ra thời điểm thích hợp để thực hiện điều luật tránh gây ra lạm phát. Hoặc làm rối loạn dòng tiền đang vận hành trên toàn quốc, gây hoang mang dư luận trong nhân dân.

Ví dụ 1:

Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vào năm 2008, Các ngân hàng trung ương trên thế giới đã ” Hạ lãi suất” cho vay xuống gần bằng 0, thậm chí còn cho ra nhiều chương trình kích thích chi tiêu lớn. Điều này, thể hiện rõ ràng bằng việc đưa ra ” Đạo luật phục hồi” và ” Tái đầu tư” của Hoa Kỳ, và nhiều đợt nới lỏng kinh tế của Fed – Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ.

Kết quả, nền kinh tế trên toàn thế giới đã phục hồi rõ rệt, ngay cả ở Việt Nam. Với một lượng hàng hóa xuất khẩu lớn, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản đã đổi chiều xanh và phát triển hẳn. GDP các năm 2010, 2011 tặng trưởng lên mốc 6.42% & 6.24% trong khi trước đó chỉ xấp xỉ khoảng 5.5%.

Ví dụ 2:

Trong một khoảng thời gian gần đây nhất từ năm 2024 đến 2016, giá dầu giảm và nước thiệt hại nhiều nhất chính là Canada. Bởi vì, hơn một phần ba nền kinh tế của nước này phụ thuộc vào Năng lượng. Từ đó, các ngân hàng của Canada dễ bị phá sản do lợi nhuận của bị sụt giảm.

Để giải quyết vấn đề này, Canada đã ban hành một chính sách tiền tệ mở rộng đó là giảm lãi suất cho vay của các ngân hàng đi. Tuy nhiên, điều này cũng đồng hành cùng việc giảm tỷ suất lợi nhuận ròng.

Bài viết về chính sách tiền tệ mở rộng đến đây là hết. Funzyx hy vọng rằng thông qua các thông tin trên. Bạn đọc đã hiểu được các định nghĩa cơ bản cũng như cách chính sách này ảnh hưởng tới nền kinh tế. Từ đó mở rộng các kiến thức xã hội thú vị hơn cho chính bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *